SAU CƠN MƯA... | ||
|
||
Tôi là người chuyện
gì cũng thích kể, mà còn kể ngon lành dù đó là vui hay buồn. Ngoại trừ
chuyện có dính líu đến người khác mà tôi chưa xin phép! Cho nên gần một
tháng nay tôi ấm ức lắm vì chưa kể được chuyện đụng xe đã xảy ra cho
mình.
Giờ thì tạm ổn, đã
hoàn hồn lại nên ngồi ngẩm nghĩ lại đây!
Tuổi của tôi thì ai
cũng đã lái xe mấy chục năm rồi. Kinh nghiệm cũng đầy mình, tôi cũng
giống vậy! Nhưng tôi thuộc loại nhát gan, lái xe không hào hứng và đương
nhiên tuân theo pháp luật đàng hoàng, nên chưa bị giất phạt của cảnh sát
lưu thông.
Tuy nhiên người Mỹ
có câu “mình chỉ lái được xe của mình thôi!” có nghĩa là những người lái
ẩu khác chung quanh nếu họ bất cẩn đâm vào xe mình thì… trời cũng chịu
thua!
Cách đây mười tám
năm, lần thứ nhất người ta đâm đầu vào xe tôi, xe tôi quay một vòng và
văng vào cột điện… giống như cinema!!! Chiếc xe BMW của tôi móp cả đầu
lẫn đuôi… Tôi bước ra trầy sướt và ngày sau ê ẩm nhưng thoát nạn!
Rồi năm nay, một
buổi chiều thứ bảy nhàn hạ tôi lái xe đi, lần này cũng một chiếc xe đâm
sầm vào tôi. Trong nháy mắt hai chiếc xe đụng vào nhau. Hai airbags của
xe tôi đều bung ra vì sự va chạm quá mạnh đó… Tuy tôi không sức que gãy
gọng, cám ơn Trời Phật! Nhưng hai tay tôi bị cọ sát mạnh nên chợt da
phỏng. Rồi tôi cũng thấy đau nhói ở ngực có lẽ vì áp lực của seatbelt.
Ngay từ phút đầu
tôi đã cảm ơn airbags và seatbelt đã cứu mạng tôi! Cảm ơn Trời Phật che
chở tôi.
Xe cứu thương đến,
cảnh sát đến. Họ sợ tôi mất hồn, nên hỏi thăm tên tuổi để xem tôi có nhớ
gì không. Có lẻ tôi đã hết hồn thật, run lập cập dù là trời bên ngoài
100 độ hơn. Nhưng cũng đã nhớ gọi người thân đến.
Cảnh sát lập biên
bản. Tôi hợp tác với họ kể lại chuyện đã xảy ra. Tôi đưa thẻ bảo hiểm
lưu thông và sức khỏe của mình. Xe cứu thương lập thủ tục chở tôi đi.
Sau này ai cũng hỏi tôi về người lái chiếc xe kia… tôi không để ý vì
thấy đã có cảnh sát làm việc với ông ta rồi, tôi mong là ông ta cũng may
mắn như tôi không bị thương nặng!
Vào đến nhà thương
Kaiser, y tá lập hồ sơ, họ là những người nhã nhặn, nhỏ nhẹ nói với tôi:
-
Đây là tai nạn lưu thông, bảo
hiểm xe của bà sẽ trả chi phí nhưng chúng tôi vẫn phải dùng thẻ bào hiểm
sức khỏe của bà. |
||
|
Tôi nhớ đã dễ dãi
gật đầu, vì thật ra ai trả cũng được. Lúc đó tôi chỉ lo cho an toàn của
tôi và tôi được chăm sóc thôi!
Tôi ở trong phòng
cấp cứu hồi hộp, khi vị bác sĩ khám vào, ông nhìn hai tay tôi xong chậm
rãi:
-
Bà đừng
lo lắng lắm! chắc không có sẹo nhiều đâu
Tôi quan sát ông
ta, trong hồ sơ bệnh lý của tôi có ghi là tôi hay sợ bị sẹo hay sao mà
ông nói liền vậy. Tuy nhiên tôi cũng hùng dũng đáp:
-
Được an
toàn là tôi hú vía rồi, có thẹo chút cũng không sao! Giá rẻ mà! Tôi hoan
hỉ đáp.
Ông ta gật gù rồi
bảo người y tá băng bó làm sao, rồi quay sang tôi nói:
-
Tôi cần
làm một vài thử nghiệm cho bà và chụp quang tuyến. Sẽ có người đến giúp
bà!
Tôi ngoan ngoãn gật
đầu. Sau cơn sốc mạnh, tôi rất dễ thương và hợp tác với các y tá, họ
thay phiên đến đưa tôi đi chụp quang tuyến, làm ST scan… MRI…
Đến một hồi lâu
sau, vị bác sĩ trở lại cho tôi biết rỏ ràng hơn bịnh tình của tôi, bên
cạnh hai cườm tay của tôi, một cái xương nhỏ trong lồng ngực bị rạn vì
sứa ép của seatbelt!
Tôi lo lắng hỏi thì
ông ta đáp:
-
Ở vị
trí của xương đó mình không làm gì được, phải chờ một thời gian sẽ lành.
Nhớ không cử động hay làm việc gì nặng nhất là thời gian đầu..
Tôi vâng dạ. Ông
căn dặn thêm về thuốc ông cho mà tôi phải uống. Ông bắt tay từ giã, nói
thêm:
-
Tôi cho
bà xuất viện, nhưng về nhà thấy có gì bất ổn thì trở lại ngay! Ngày mai
làm hẹn với bác sĩ riêng của bà nhé, để ông ta theo dõi.
|
|
Về đến nhà tôi mệt
nhoài, không cần uống thuốc giảm đau tôi đã thiếp đi. Tờ mờ sáng hôm sau
khi bừng mắt dậy, chưa kịp cựa mình tôi đã thấy mỏi và đau… Dù là đoán
trước nhưng tôi cũng không khỏi hết hồn.
Cả ngày chủ nhật
hôm đó, hình như tôi chỉ ăn súp và nằm “nghĩ ngơi”… Đến sáng thứ hai thì
đối diện với thực tế, làm hẹn với bác sĩ, gọi bảo hiểm xe. Đến trưa thì
một vị giám định của bảo hiểm xe gọi lại cho tôi, cô ta nói tôi cần phải
vào website của hãng bảo hiểm ghi danh để họ giúp tôi cho dễ và cũng sẽ
có 2 vị giám định khác sẽ gọi cho tôi, một vị là về sức khỏe của tôi và
một vị là về bồi thường chiếc xe. Tôi nói như than với cô ta:
-
Trời
ơi! Sao mà tôi phải nói chuyện với nhiều người vậy! Sao giống tôi đang
có một dự án gì ở sở làm vậy!
-
Tôi xin
lỗi bà! Cô ta hạ giọng nói. Vì là tai nạn có thương tích lớn nên chúng
tôi phải làm vậy để giúp bà hữu hiệu hơn!
Tôi okay xụi lơ!
Người Mỹ có cách an ủi lịch sự này, muốn được việc cho mình thì phải
chịu thôi!
Hai ngày đầu nằm
nghĩ ngơi ở nhà, đầu óc tôi cứ quay đi quay lại cảnh tượng của hôm xảy
ra tai nạn, cứ suy nghĩ nếu và nếu… tôi có thể làm gì khác hơn để tránh
cho hai chiếc xe đụng vào nhau. Nghĩ hoài không có cách, tôi nhớ em tôi
nói:
-
Chị
đừng có phân tích và nghĩ tới nghĩ lui nữa, đã gọi là tai nạn… có nghĩa
là không định trước mà…
Tôi lại gật gù… Ừ
có vậy mình mới gọi là tai nạn. Cùng lúc vị giám định của bảo hiểm xe
gọi, tôi biết mình có thể mướn xe đi trong thời gian đầu qua hãng bảo
hiểm, tôi yêu cầu bà ta liên lạc và giữ cho tôi một chiếc.
Tôi lúng túng ra
chổ thuê xe, em trai tôi xung phong chở tôi đi, trên đường em an ủi tôi,
tôi ngồi yên lặng không hiểu mình sẽ như thể nào khi ngồi vào cầm tay
lái… Nhưng tôi không muốn nổi ám ảnh trở thành vĩnh viễn vì tôi rất
thích phóng xe đi đây đó, yêu sự tự do!
Và tôi đã làm được
điều đó, tôi tự mình lái xe đi lại. Chuyến đầu là đi vào nhà thương. Lên
văn phòng bác sĩ của mình rồi hiên ngang ngồi chờ đến phiên mình.
Vị bác sĩ của tôi,
cũng đã 6 năm nay nên cũng khá quen, ông bước vào phòng khám kêu lên:
-
Bà có
sao không, tôi đọc hồ sơ mà bất ngờ quá!
Tôi cảm động vì sự
ân cần của ông ta, lí nhí kể lại đầu đuôi… ông ta khám hai cườm tay của
tôi và lập lại câu của vị bác sĩ trong phòng cấp cứu:
-
Sẽ
không có thẹo nhiều đâu!
Câu trả lời của tôi
cũng giống như lần trước “Mạng tôi còn thì có thẹo cũng không sao!” Ông
ta gật gù khám nghiệm vết thương, xong bảo tôi ngồi đợi để ông đi lấy đồ
nghề giải phẩu. Tôi lo lắng:
-
Giải
phẩu? Ông cắt thịt tôi hả…
-
Ừ, ông
ta cười… cắt mấy cái da chết chung quanh vết thương để lành cho nhanh và
bớt đau cho bà…
Nhìn ông ta bước
đi, tôi thầm xấu hổ cho cái tính bộp chộp của mình. Để chuộc lại, khi
ông ta cắt da chết tôi không hó hé mặc dù ông ta dặn, có đau thì cho
biết! Tôi một mực hùng dũng “ không sao!” |
||
Trước khi tôi ra
về, ông ta căn dặn “nghĩ ngơi cho mau lành” và mỗi hai ngày trở vào để y
tá băng bó cho.
“Nghĩ ngơi” không
phải là chuyện dễ cho tôi… Sáng nào phải có chuyện phải đi là tôi hăng
hái lắm, dù là cũng ngại giấy tờ… chao ôi đủ thứ chuyện, đủ thứ giấy tờ
nhưng chắc là “số khổ” nên ít thích ngồi không.
Bao nhiêu năm đi
làm, có khi vui khi buồn. Có nhiều lúc cũng lười biếng ở nhà một hai
ngày thì vui lắm! Lần này ở nhà mấy tuần nhưng lại phải nghĩ dưỡng, làm
cái gì nặng một chút là thấy nhói đau… rồi
khựng lại sợ vết thương không lành.
Và chưa bao giờ tôi
vào nhà thương thường như mấy tuần qua, đến nổi thấy quen thuộc hơn với
dãy nhà cao, đường lên văn phòng bác sĩ, quen hơn với mấy cô y tá!
Mọi người ở đó đều
tốt và rất ân cần với tôi, mỗi lần thay băng cho vết thương của tôi,
chùi rửa là tôi suýt soa đau, các cô đều dịu dàng:
-
Cố lên,
vết thương lành tốt và đẹp lắm!
Tôi thì không thấy
nó đẹp, cứ đỏ ửng lên. Khi tôi đi ra ngoài. Mọi người thường nhìn tôi,
đoán chắc tôi đi đánh nhau với ai mà tay chân ra nông nổi. Nhưng tôi
cũng kiên nhẫn chờ nó lành! |
|
|
Riêng vị bác sĩ thì
cứ căn dặn “nghĩ ngơi” để cơ thể bình thường lại sau cơn sốc mạnh. Tôi
có chút xíu oán trách ông ta, “nghĩ ngơi” là thế nào, ông có biết việc
đó khó cho tôi như thế nào hay không! Cứ mỗi thứ sáu tái khám ông ta lại
nói:
-
Bà nghĩ
thêm một tuần nữa nhé! (lại) nghị ngơi cho chóng trở lại bình thường!
Tôi gật gù… Và lại
về “nghĩ ngơi”, mang giấy tờ ông
ký xuống phòng hành chánh của bệnh viện để họ bổ túc cho Metlife và
short term disability của tiểu bang…
Phần lớn hồ sơ hoàn
tất trên mạng, nên tôi cũng có lưu lại riêng của phần “tai nạn”. Những
thư từ tôi nhận được của các cơ quan khác nhau liên quan đến tai nạn giờ
cũng một chồng cao. Tôi “méo mó nghệ nghiệp” cũng lập một bì lớn có
nhiều ngăn, xếp giấy tờ theo từng cơ quan khác nhau cho khỏi nhầm lẫn,
cũng y hệt như đi làm. Tôi đành coi như đây là một dự án, cần giải quyết
cho trôi chảy, nhanh chóng chóng thì phải ngăn nắp… hic hic!
Những lúc ngồi
“nghĩ ngơi” nhàn hạ, tôi lại nhớ đến sở làm, đừng cười tôi nhé! Tôi nhớ
bạn bè, nhớ bàn làm việc của mình. Cả tháng nay không hiểu mấy người dọn
dẹp có chùi lau cho sạch sẽ không, nhớ những ngăn kéo tôi chứa bánh kẹo
để ăn vặt, nhớ những gì xinh xinh đẹp tôi hay mang theo để lên bàn cho
vui vui… Nhớ các em làm việc chung, lâu nay không có tôi có gì lạ không!
Tuần rồi bác sị bảo
tôi đã đở nhiều, tôi nghe mừng lắm! Mong là ngày tôi trở lại với đời
sống bình thường sắp đến. Rủi ro cũng đã qua.
Tôi cảm ơn Trời
Phật cho tôi bình an. Cảm ơn những người tốt bụng mà tôi đã gặp ân cần
giúp đỡ, gia đình đã an ủi chăm sóc. Bạn bè thăm hỏi, lo lắng cho tôi!
Ngày mai trời lại
sáng. Sau cơn mưa trời lại sáng!
|
||
Kim-Chi | ||