Bánh Cốm
 
  Bánh cốm làm từ Cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi.
 

Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.

  Trích Bách khoa toàn thư Wikipedia.org
 
 

Vật liệu: 

 

  

-   2 gói cốm dẹp xanh (7 oz. một gói)

-   ½ gói đậu xanh không vỏ

            -   ¼ cup mứt bí hoặc mứt vỏ cam (mua ở chợ Mỹ)

            -   1 ¼ đường cát trắng

            -   1/3 cup nước lạnh

            -   1 muỗng canh dầu hoa bưởi

            -   ½ cà phê nước lá dứa

            -   Muối

            -   1 miếng lá chuối

            -   Một ít saran wrap

            -   Dầu ăn để thoa tay

Cách làm:
   

 

Đậu xanh vo sạch, ngâm cho mềm đem hấp xong tán nhuyễn.

Trong một soong nhỏ để lửa vừa cho đậu xanh đã tán nhuyễn trên đây và ½ cup đường vào ngào cho sánh lại.  Tắt lửa, nhắc nồi xuống cho nước hoa bưởi và mứt vào trộn đều xong chia đậu xanh ra làm 6 phần bằng nhau, dùng miếng lá chuối hay giấy saran warap trải đậu xanh ra làm thành một miếng vuông 31/2  – 4 inches.  Đây là nhân bánh.

Cốm bỏ ra rổ, nhặt sạch xong đem xả nước lạnh thật kỹ để sạch bụi.  Sau đó cho nếp vào xửng hấp với 1 tí xíu muối.  Hấp chừng 10 phút thì cốm chín, thỉnh thỏang mở nắp xửng ra dùng đữa xới cho cốm chín đều.

       
   

Lấy một cái chảo sâu cho ¾ cup đường còn lại và 1/3 cup nước lạnh nấu cho đường hơi sệt lại, cho cốm đã hấp chín trên đây vào và chừng ½ muỗng cà phê nước lá dứa (*) xào cho tất cả đều với nhau.  Chia cốm xào ra làm 6 phần.

Chuẩn bị một ít saran wrap (có nhiều người thích xài bao sandswich, tùy mỗi người có mỗi cách gói, các bạn có thể làm thử và tìm cách thích hợp với mình) trên một mặt phẳng, dùng dầu ăn bôi tay cho khỏi dính, lấy 1 phần cốm trên đây trải ra giấy thành hình chữ nhật  khoãng 8 x 4 inches, để miếng đậu xanh lên một bên (như trong hình) xong gấp phần nếp còn lại lên trên.  Gói miếng saran wrap lại, dùng tay đè cho cốm và đậu xanh chặt chẽ và đẹp mắt. Ngày xưa các cụ có khuôn gỗ để ịn bánh, nên bánh chặt chẽ và vuông vức hơn .

Tuy nhiên nếu muốn bánh đẹp, sau khi bánh nguội, bạn có thể dùng dao cắt thành hình vuông vắn và gói lại cho đẹp mắt.

    (*) Kinh nghiệm cho thấy cốm dẹp khi đến tay người tiêu thụ, nhất là ở hải ngọai, thường ít còn mùi thơm lúa mới, nên khi cho vào một ít nước lá dứa sẽ giúp nếp ngậy mùi thơm lên, lưu ý không nên cho nhiều hơn lượng đã định, chúng ta chỉ muốn mùi thoang thoang chứ không cần phải thật nồng.
   
    Chúc các bạn thành công
   
    Về lại:
Trang Nhà
Trang Gia Chánh
   
  Liên lạc: nutrunghocdanang@yahoo.com